Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 30.3.2024
Đài Fox News ngày 17.3 dẫn lời thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã được tham vấn trước khi Israel tiến hành đợt tập kích khắp Gaza."Chính quyền ông Trump và Nhà Trắng đã được Israel tham vấn về các cuộc tấn công của họ ở Gaza tối nay", bà Leavitt cho hay vào tối 16.3.Thông tin ban đầu cho thấy ít nhất 15 người thiệt mạng ở Gaza, trước khi con số được cập nhật nhiều lần và đã có ít nhất 200 người thiệt mạng, theo Đài Al Jazeera. Sau khi cáo buộc Hamas không đồng ý thỏa thuận ngừng bắn, Israel tuyên bố tập kích Gaza và cho biết quân đội nước này chuẩn bị tiếp tục tấn công nhằm vào các chỉ huy Hamas và cơ sở hạ tầng ở Gaza "cho đến khi còn cần thiết và sẽ mở rộng chiến dịch này ra ngoài phạm vi không kích".Đài Al Jazeera đưa tin xe tăng Israel vào sáng 18.3 pháo kích vào khu vực phía đông của thị trấn Abasan ở thành phố Khan Younis (Gaza), trùng với thời điểm nổ súng dữ dội.Trong khi đó, Hamas cáo buộc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và chính phủ nước này phải chịu trách nhiệm vì lật đổ thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời nói thêm rằng việc tấn công của Israel số phận của các con tin trở nên khó lường. Hamas kêu gọi các nhà đàm phán buộc Israel chịu trách nhiệm, kêu gọi Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ủng hộ người Palestine trong việc "phá vỡ cuộc bao vây bất công áp đặt lên Dải Gaza". Bên cạnh đó, Hamas kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc họp khẩn cấp và thông qua một nghị quyết buộc Israel phải "ngừng hành động xâm lược".Theo phát ngôn viên Leavitt, Tổng thống Trump đã nói rõ rằng "Hamas, Houthi, Iran và tất cả những bên nào tìm cách khủng bố không chỉ nhằm vào Israel mà còn nhằm vào Mỹ sẽ thấy cái giá phải trả". Tờ The Times of Israel ngày 18.3 dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Brian Hughes nói rằng "Hamas có thể thả con tin để kéo dài lệnh ngừng bắn nhưng thay vào đó lại lựa chọn từ chối và chiến tranh".Trước đó, ông Trump đã từng công khai đưa ra lời cảnh báo rằng Hamas phải thả tất cả các con tin ở Gaza nếu không muốn "mở ra cánh cửa địa ngục".Tập đoàn FLC muốn gia hạn thanh toán hơn 1.000 tỉ đồng trái phiếu đến năm 2025
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.
Hoa khôi Đại sứ văn hóa ASEAN Thái Thị Phương Uyên: Tôi dám bứt phá bản thân
Đó là cảnh báo do ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RIA Novosti vào hôm 10.2. Đại sứ Nebenzia cho rằng thông tin "khó tin" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine xuất phát từ "tâm trạng mệt mỏi" chung về cuộc khủng hoảng.Ông nhấn mạnh: "'Lực lượng gìn giữ hòa bình' không thể hoạt động mà không có lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có lệnh như vậy, bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được cử vào khu vực chiến sự sẽ được coi là những chiến binh thông thường".Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Moscow có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraine.Hồi tháng 1, báo Anh Daily Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, điều có thể diễn ra sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Đức tới Ukraine đều là "quá sớm và không phù hợp".Nhiều báo đài cũng cho hay khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu là một trong những điểm trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch này được cho là cũng bao gồm loại bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO, và đóng băng xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại.Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10.2 tuyên bố Nga chỉ tham gia đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine khi tất cả điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra được đáp ứng. Các yêu cầu bao gồm việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút toàn bộ quân đội khỏi 4 tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – những khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn.Ông Ryabkov nhấn mạnh: "Nếu Mỹ và phương Tây sớm thấu hiểu những yêu cầu này, xung đột tại Ukraine sẽ sớm có lối thoát."Trước đó, hãng tin AP dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng Nga hiện không chịu sức ép phải đàm phán, do họ đang duy trì thế chủ động trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine đối mặt với thách thức về nhân lực, vũ khí và nguy cơ bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự.Nga đang tiến gần mục tiêu chiến lược tại Ukraine và không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa trừng phạt từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kinh tế Nga cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng kể dù chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế.Trong một diễn biến liên quan, ông Trump tiết lộ cuối tuần qua rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhận thấy "tiến triển tích cực" hướng tới chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Điện Kremlin không xác nhận thông tin này.Về phía Nga, Thứ trưởng Ryabkov đánh giá cao thiện chí đối thoại của Mỹ nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Ông nêu rõ: "Mọi thảo luận phải giải quyết gốc rễ xung đột và tôn trọng thực tế hiện trường. Áp đặt tối hậu thư lên Nga là hành động vô ích." Ông cũng cho biết hai bên chưa đạt thỏa thuận về việc thiết lập kênh liên lạc cấp cao.Trang Semafor hôm 10.2 dẫn các nguồn tin phương Tây tiết lộ Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga – ông Keith Kellogg – đang chuẩn bị kế hoạch chấm dứt chiến sự. Ông Kellogg cùng đoàn quan chức Mỹ sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich (Đức) tuần này và dự kiến gặp phái đoàn Ukraine do Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn đầu. Đài CBS News cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance.
Các nhà khoa học dẫn đầu bởi Đại học Utah (Mỹ) cũng đã phát hiện ra những người đàn ông béo hơn ở độ tuổi 60 có số lượng tinh trùng thấp hơn những người gầy hơn
Báo cáo chính thức vụ cô đánh trẻ ở TP.Thủ Đức: Đánh vào đầu, mặt trẻ
Ngày 15.1, tại H.Phù Mỹ, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận H.Phù Mỹ là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc biểu dương, đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân H.Phù Mỹ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, H.Phù Mỹ cần tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và phát triển bền vững, tiên tiến, hiện đại.Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bình Định là địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới của vùng duyên hải Nam Trung bộ. Đến nay, toàn tỉnh có 91 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm hơn 80% so với mức bình quân chung của cả vùng và 7 huyện được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 1/3 số huyện của cả vùng. Qua đánh giá, nông thôn mới đã tạo ra cuộc sống mới, sự phát triển mới mang tính bền vững."Thời gian tới, H.Phù Mỹ cần có tư duy mới, cách làm mới, đặc biệt là chú trọng tới công tác giảm nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức 0%. Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động, huyện cần nghiên cứu tới phương án trợ giúp tài chính hằng tháng. Đối với các hộ cận nghèo huyện cần hỗ trợ, giải quyết việc làm để họ có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo", Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý.Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch UBND H.Phù Mỹ cho biết, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, H.Phù Mỹ có 7 xã bãi ngang, 2 xã miền núi, xuất phát điểm các tiêu chí nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện đạt rất thấp. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 18 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo gần 18%..."Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà đã phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, cùng nhau đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới", Chủ tịch UBND H.Phù Mỹ nói.Tính đến cuối năm 2023, tổng giá trị sản phẩm toàn H.Phù Mỹ đạt hơn 12.000 tỉ đồng; thu ngân sách của huyện hằng năm đều đạt và vượt dự toán tỉnh giao; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 51 triệu đồng, tăng hơn 33 triệu đồng/người so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện giảm còn 3,48%, giảm hơn 14% so với năm 2011. Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư nâng cấp theo quy hoạch chung, đảm bảo theo hướng đồng bộ, hiện đại. Toàn huyện có 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là TT.Phù Mỹ và TT.Bình Dương được công nhận đô thị văn minh. Đến nay, toàn huyện có 57 sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP...Nhân dịp này, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã trao bảng tượng trưng ủng hộ số tiền 200 triệu đồng cho Quỹ "Tết vì người nghèo" năm 2025 của H.Phù Mỹ.Cùng ngày, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng 20 suất quà cho các hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo ở H.Phù Mỹ và 100 suất quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Nhà máy may Phù Mỹ.